www.xaydungmk.com     |     Hotline: 024.632.88885 - 0259 650 9999 - Hotline: 0908 85 67 67    |    Email: contact@xaydungmk.com

  • Chọn ngôn ngữ
mk central city
Xây dựng MK
Thường trực HDND
khu đô thị phủ hà
Ngay Doanh Nhân 13/10
banner6
banner3
banner1
banner 4
banner 5

Hướng đi nào để có các “đô thị xanh” ven biển?

Đăng lúc 15-09-2020

Với lợi thế biển dài nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hóa đặc sắc… loại hình đô thị du lịch nghỉ mát và sinh thái là phù hợp và đặc trưng trong hệ thống đô thị biển Việt Nam.
Tăng trưởng xanh đang là xu thế phát triển của nhiều quốc gia trong giai đoạn hiện nay nhằm cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam, xu thế này được cụ thể hóa thông qua “Chiến lược quốc gia 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Chiến lược tăng trưởng xanh là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các chính sách liên quan đến “kinh tế xanh” ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh đã trở thành đường hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay.
 
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp không khói (smokeless industry) là tên gọi khác của ngành du lịch đã và đang có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn.
 
 
Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đặt mục tiêu: Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút 17 - 20 triệu lượt khách quốc tế, đóng góp hơn 10% GDP, giá trị xuất khẩu đạt 20 tỷ USD và chính thức trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030.
 
Với lợi thế biển dài nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hóa đặc sắc… loại hình đô thị du lịch nghỉ mát và sinh thái là phù hợp và đặc trưng trong hệ thống đô thị biển Việt Nam.
 
Công cuộc xanh  hóa các đô thị biển hoàn toàn mang tính khả thi. Cần xác lập quan niệm, tiêu chí tương thích, nhất là mô hình chuyển đổi một đô thị biển đơn thuần sang đô thị xanh ven biển một cách tổng thể trên nền tảng của những thế mạnh tự nhiên đặc trưng riêng của từng khu vực.
 
Biến đổi khí hậu có những tác động mạnh mẽ đối với đô thị ven biển. Cần có các biện pháp phòng chống và ứng phó với biến đổi khí hậu như đưa ra các dự báo sớm về mực nước biển dâng hay thiên tai… với độ chính xác cao.
 
Về nhà cao tầng, trước hết cần chú ý những đặc trưng của nhà cao tầng ven biển để có giải pháp quy hoạch - kiến trúc thích hợp. Như vậy rõ ràng khi sử dụng kiến trúc cao tầng ven biển cần chú ý tới những điều kiện và yêu cầu khác với kiến trúc cao tầng thông thường, trước hết ở khâu quy hoạch và kiến trúc, tiếp theo là những vấn đề về kỹ thuật, về môi trường và biến đổi khí hậu, về vật liệu xây dựng và kỹ thuật thi công trong điều kiện xâm thực biển… rất cần có các nghiên cứu chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu cấp thiết này.
 
Cần rà soát điều chỉnh các dự án ven biển có yếu tố cao tầng về tỷ trọng, mật độ, kích thước của nhà cao tầng. Đặc biệt, cần chú ý khai thác các lợi thế tự nhiên của biển địa phương tạo được các đô thị du lịch biển có bản sắc riêng, không nên chạy đua theo các kỷ lục và không cần lấy nhà cao tầng để làm biểu tượng địa phương. Quy mô và phong cách kiến trúc cao tầng rất cần hài hòa với tầm vóc và bản sắc của từng đô thị biển khác nhau, và chỉ nên dùng trong trường hợp cần thiết tạo điểm nhấn đô thị.
 
Phát triển kinh tế biển trong đó có du lịch nghỉ dưỡng là con đường tất yếu của Việt Nam, tuy nhiên rất cần hài hòa và đồng bộ giữa phát triển thị trường BĐS với phát triển đô thị, không nên đầu tư quá ồ ạt mà cần khai thác và giữ gìn các tiềm năng du lịch địa phương, sử dụng một cách hợp lý và thông minh nhất tài nguyên du lịch tự nhiên đã được thế giới đánh giá cao.
 
Trong chuỗi phát triển của các đô thị ven biển đều cần phải thực hiện đồng thời và tổng thể trên ba phương diện:
 
Thứ nhất, khai thác không gian biển, thiên nhiên biển (mặt biển, dưới biển, bầu trời trên biển…).
 
Thứ hai, khai thác vùng bờ biển, cảnh quan ven biển (các cảng biển, bãi biển, khu kinh tế trên biển…).
 
Thứ ba, các lĩnh vực “hậu cần, kết nối” và “thị trường” cho kinh tế biển (vận tải biển, dịch vụ biển, chế biến sản phẩm khai thác biển, khoa học công nghệ, kết nối du lịch biển với tuyến du lịch đất liền, thị trường cho đầu ra của sản phẩm khai thác từ biển…).
 
Không gian kiến trúc cảnh quan đô thị chịu nhiều tác động lớn nhất khi xây dựng các công trình cao tầng ven biển. Các công trình cao tầng ven biển là điểm nhấn của đô thị, tạo sức hút mạnh mẽ đối với du lịch địa phương.
 
Quá trình phát triển nhà cao tầng cần chú trọng phát triển hạ tầng đồng bộ kèm theo, chú trọng giữ gìn bản sắc đặc trưng của môi trường tự nhiên của địa phương. Việc xây dựng nhà cao tầng ven biển là một xu thế của nền kinh tế du lịch biển, tuy nhiên cần được áp dụng một cách thận trọng
 
Cách sử dụng kiến trúc cao tầng ở các đô thị biển cần hướng đến tối ưu cảnh quan, không gian và nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút khách du lịch.
 
Cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy định riêng cho nhà cao tầng ở ven biển. Các công trình cao tầng phải đảm bảo xây dựng đúng theo quy hoạch, đảm bảo được đủ diện tích công cộng, đất cây xanh cho khu vực ven biển.
 
 
PGS.TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên
Viện Đô thị xanh Việt Nam
Tải tài liệu