www.xaydungmk.com     |     Hotline: 024.632.88885 - 0259 650 9999 - Hotline: 0908 85 67 67    |    Email: contact@xaydungmk.com

  • Chọn ngôn ngữ
mk central city
Xây dựng MK
Thường trực HDND
khu đô thị phủ hà
Ngay Doanh Nhân 13/10
banner6
banner3
banner1
banner 4
banner 5

Siết chặt công tác quản lý, sử dụng các khoản thu từ quản lý dự án

Đăng lúc 14-09-2017

Thông tư số 72/2017/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Với nhiều điểm mới, các chuyên gia cho rằng, Thông tư 72 sẽ góp phần hạn chế việc buông lỏng quản lý chi tiêu của các Ban QLDA, đồng thời chống thất thoát từ những khoản chi đối với các dự án có sử dụng vốn NSNN.
 
 
Thông tư 72 được kỳ vọng góp phần hạn chế việc buông lỏng quản lý chi tiêu của các Ban QLDA (ảnh internet)
 
Sau quá trình triển khai thực hiện, bênh cạnh những thành quả đạt được, Thông tư số 05/2014/TT-BTC ngày 06/01/2014 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước còn bộc lộ nhiều hạn chế như buông lỏng việc quản lý chi tiêu của các Ban QLDA; Thiếu căn cứ để thực hiện phân bổ chi phí quản lý dự án vào giá trị khối lượng thực hiện trong năm…
 
Việc sửa đổi, ban hành Thông tư số 72/2017/TT-BTC để thay thế Thông tư số 05/2014/TT-BTC là phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tế. Theo đó, Thông tư số 72/2017/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài được cân đối vào ngân sách nhà nước). Áp dụng đối với các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án (BQLDA), các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, kiểm soát thanh toán đối với các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài được cân đối vào ngân sách nhà nước).
 
Đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, trường hợp quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu của chủ đầu tư, BQLDA tại Thông tư này có sự khác biệt với Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia thì áp dụng theo Hiệp định và điều ước quốc tế đó.
Thông tư cũng quy định các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư gồm có: Khoản thu từ nguồn chi phí quản lý dự án tính trong tổng mức đầu tư của các dự án được giao nhiệm vụ quản lý và thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Kinh phí này được xác định bằng cách lập dự toán hoặc áp dụng định mức chi phí quản lý dự án theo quy định của Bộ Xây dựng.
 
Khoản thu từ các khoản phí được khấu trừ và để lại từ việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án như: Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng; thẩm định dự toán xây dựng và các hoạt động khác theo quy định hiện hành.
 
Các khoản thu của Ban Quản lý dự án (BQLDA) chuyên ngành, BQLDA khu vực từ hoạt động dịch vụ tư vấn cho các chủ đầu tư, BQLDA khác như: Quản lý các dự án được các chủ đầu tư khác ủy nhiệm, ủy thác theo quy định tại Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng; tổ chức lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công, lắp đặt thiết bị, thẩm định, thẩm tra thiết kế, dự toán và các hoạt động tư vấn khác. Mức thu theo hợp đồng được ký kết, không trái với quy định của pháp luật...
 
Về thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, BQLDA khu vực, BQLDA chuyên ngành có các khoản thu từ hoạt động dịch vụ tư vấn cho các chủ đầu tư, BQLDA khác và các khoản thu hợp pháp khác mà các khoản thu này không tính vào chi phí đầu tư của các dự án được giao nhiệm vụ quản lý, phải thực hiện đăng ký, nộp đầy đủ các loại thuế, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế, phí, lệ phí.
Bên cạnh đó, hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên (nếu có), BQLDA được trích lập tối thiểu 25% để lập Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp. Đồng thời, được trích lập quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định….
 
Thông tư cũng nêu rõ: Kết thúc năm kế hoạch, trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật, BQLDA phải lập báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư, đồng thời lập báo cáo quyết toán thu, chi trình cơ quan thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 phê duyệt để làm cơ sở lập dự toán năm sau.
 
Đối với các chi phí quản lý dự án của chủ đầu tư, BQLDA chưa được quyết toán của các năm trước do thực hiện quy định tại các Thông tư số 10/2011/TT-BTC, Thông tư số 17/2013/TT-BTC và Thông tư số 05/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính thay thế các thông tư trên thì không phải thực hiện quyết toán lại theo quy định tại Thông tư này.
 
Trường hợp các dự án đã lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành gửi cơ quan phê duyệt trước khi Thông tư này có hiệu lực thì việc lập báo cáo quyết toán thu, chi quản lý dự án được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BTC và không phải xác định lại chi phí quản lý dự án theo giá trị được phân bổ tại Thông tư này.
 
Với nhiều điểm mới, các chuyên gia cho rằng, Thông tư số 72/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính sẽ góp phần hạn chế việc buông lỏng quản lý chi tiêu của các Ban QLDA, đồng thời góp phần siết chặt công tác quản lý, sử dụng các khoản thu từ quản lý dự án, đặc biệt ở đây lại là các dự án của các chủ đầu tư có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
 
 
Theo Hồng Quang - baoxaydung.com.vn
 
Tải tài liệu